Đề án “Tổng thể phát triển Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội giai đoạn 2013 - 2020, tầm nhìn 2030”
01/08/2024 04:09 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 22 tháng 3 năm 2013 Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt Đề án “Tổng thể phát triển Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội giai đoạn 2013 - 2020, tầm nhìn 2030” với những nội dung chủ yếu sau
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Xây dựng và phát triển Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội trở thành Học viện Bảo hiểm xã hội vào năm 2020 và phát triển đào tạo đại học vào năm 2030 nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Ngành và cho xã hội.
2. Các mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015
- Củng cố, phát triển Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội chuẩn về quy mô, đạt yêu cầu về chất lượng nhằm đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu đội ngũ công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội và cán bộ làm nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là bảo hiểm xã hội) tại các đơn vị sử dụng lao động.
- Xây dựng và ban hành Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các nhóm công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội; xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đáp ứng yêu cầu đào tạo.
b) Giai đoạn từ 2016 đến năm 2020
- Tiếp tục thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2013-2015.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nâng cấp Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội thành Học viện Bảo hiểm xã hội vào năm 2020 đáp ứng yêu cầu đào tạo trong và ngoài Ngành.
c) Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Học viện tổ chức đào tạo đại học và sau đại học đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực cho Ngành và cho xã hội.
II. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ
A. Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015
1. Xây dựng bộ máy tổ chức, biên chế và phát triển nguồn nhân lực
a) Tổ chức bộ máy và biên chế
- Về tổ chức bộ máy: Thành lập và kiện toàn tổ chức bộ máy của trường gồm 3 phòng: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính kế toán; 4 khoa: Khoa Nghiệp vụ BHXH, Khoa Nghiệp vụ BHYT, Khoa Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, Khoa Công nghệ thông tin; cơ sở đào tạo tại miền Trung. Nâng tổng số công chức, viên chức lên 74 người, trong đó giảng viên cơ hữu từ 18 đến 24 người.
- Nâng tổng số công chức, viên chức của Trường đến năm 2015 là 74 người.
b) Phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng, khoa đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý của Ngành. Phấn đấu từ 40% - 50% cán bộ quản lý có trình độ từ Thạc sỹ trở lên; kiện toàn cơ cấu cán bộ quản lý cấp phòng, khoa.
- Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng, phấn đấu đạt số lượng từ 50 - 55 giảng viên, trong đó: giảng viên cơ hữu đạt từ 35% - 45% có trình độ thạc sỹ trở lên; giảng viên thỉnh giảng đảm bảo 100% có trình độ Thạc sỹ trở lên.
2. Xây dựng khung chương trình và biên soạn giáo trình, tài liệu
a) Xây dựng khung chương trình và biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội xây dựng và trình ban hành khung chương trình và giáo trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội dành cho 3 nhóm đối tượng: theo vị trí, chức danh việc làm; cán bộ quản lý và viên chức mới vào Ngành.
b) Biên soạn tài liệu giảng dạy
- Thành lập Hội đồng biên soạn tài liệu giảng dạy cho các lớp trong và ngoài Ngành trên cơ sở khung chương trình được ban hành.
- Tài liệu giảng dạy các lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính theo quy định của Bộ Nội vụ.
- Tài liệu giảng dạy các lớp khác theo quy định hiện hành.
3. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong Ngành với quy mô từ 1.700 - 2.200 học viên/năm.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo quy định tại các văn bản của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; các văn bản hướng dẫn về đào tạo, bồi dưỡng viên chức của Chính phủ theo Luật Viên chức và Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Ngành.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội cho những người làm công tác bảo hiểm xã hội ở các đơn vị sử dụng lao động và đại lý chi trả.
4. Liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học về chuyên ngành bảo hiểm xã hội với một số trường đại học, học viện lớn và một số cơ sở đào tạo của các ngành.
- Xây dựng Website của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.
- Nghiên cứu viết lịch sử phát triển của ngành Bảo hiểm xã hội.
5. Xây dựng cơ chế tài chính
- Năm 2013: Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội đánh giá tình hình hoạt động và xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính báo cáo đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, thẩm tra và thực hiện các quy trình giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo loại hình đơn vị sự nghiệp được phê duyệt trong 03 năm.
- Thực hiện thí điểm phương án tự chủ tài chính theo phương án được phê duyệt. Trong 3 năm thực hiện thí điểm tự chủ tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đảm bảo cấp đủ kinh phí đào tạo, quản lý bộ máy, phúc lợi và thu nhập công chức, viên chức của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội; Xây dựng kế hoạch và giải pháp phát triển nguồn tài chính đến năm 2020.
6. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin, trang thiết bị
- Phấn đấu xây dựng xong trụ sở của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội tại quận Hà Đông, Hà Nội.
- Tiếp nhận và đưa vào hoạt động cơ sở đào tạo tại Xuân Thành, Hà Tĩnh vào năm 2013; đầu tư trang thiết bị để cơ sở hoạt động có hiệu quả.
- Tiến hành các thủ tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật và phần mềm phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu nghiệp vụ và đầu tư, mua sắm trang thiết bị giảng dạy, học tập.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam đầu tư trang bị thêm 01 xe ô tô 4 chỗ và 01 xe ô tô 30 chỗ để đưa đón giảng viên, đưa học viên đi học tập, thực tế cơ sở và phục vụ các hoạt động chung của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.
B. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020
1. Kế hoạch xây dựng bộ máy tổ chức, biên chế và phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng đề án thành lập Học viện trên cơ sở nâng cấp Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy gồm 3 phòng: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Tài chính kế toán; 4 khoa: Khoa Nghiệp vụ BHXH, Khoa Nghiệp vụ BHYT, Khoa Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, Khoa Công nghệ thông tin; cơ sở đào tạo tại miền Trung. Nâng tổng số công chức, viên chức lên 83 người, trong đó giảng viên cơ hữu là từ 35 đến 40 người.
b) Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng, khoa đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý của Ngành. Phấn đấu từ 50% - 70% cán bộ quản lý có trình độ từ Thạc sỹ trở lên. Tiếp tục kiện toàn cán bộ quản lý phòng, khoa.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên đạt chuẩn tỉ lệ 30 học viên/01 giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng, phấn đấu đạt số lượng từ 70 - 75 giảng viên, trong đó: giảng viên cơ hữu đạt từ 45% - 60% có trình độ thạc sỹ trở lên; giảng viên thỉnh giảng đảm bảo 100% có trình độ Thạc sỹ trở lên.
- Xây dựng khung chương trình đào tạo các chuyên ngành bảo hiểm xã hội, chuẩn bị thành lập Học viện Bảo hiểm xã hội.
- Thành lập Hội đồng biên soạn tài liệu giảng dạy các chuyên ngành bảo hiểm xã hội của Học viện trên cơ sở khung chương trình được ban hành.
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong Ngành với quy mô từ 2.500 - 3.000 học viên/năm.
- Tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo quy định tại các văn bản của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, các văn bản hướng dẫn về đào tạo, bồi dưỡng viên chức của Chính phủ theo Luật Viên chức và Quy chế đào tạo bồi dưỡng của Ngành.
- Tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo cử nhân Bảo hiểm xã hội.
- Mở rộng liên kết, hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.
- Đăng ký nghiên cứu các đề tài khoa học đặc biệt là Đề tài về phát triển và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
- Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học của Ngành.
- Hoàn chỉnh khung chương trình đào tạo theo mô hình Học viện.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện thí điểm phương án tự chủ tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Trình phương án tự chủ tài chính và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch và giải pháp phát triển nguồn tài chính đến năm 2020; xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ theo loại hình đơn vị sự nghiệp được phê duyệt trong 3 năm tiếp theo của giai đoạn 2016-2020.
6. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, trang thiết bị
- Phấn đấu xây dựng xong trụ sở của Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tại quận Hà Đông, Hà Nội.
- Tiếp tục đầu tư, nâng cao hạ tầng kỹ thuật, phần mềm phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu nghiệp vụ và trang thiết bị giảng dạy, học tập, nghiên cứu.
C. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030
1. Kế hoạch xây dựng bộ máy tổ chức, biên chế, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo, bồi dưỡng
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo mô hình của Học viện Bảo hiểm xã hội.
- Xây dựng Đề án nâng cấp Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội thành Học viện Bảo hiểm xã hội và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Học viện Bảo hiểm xã hội đào tạo đại học và sau đại học vào năm 2030.
2. Xây dựng khung chương trình, giáo trình, tài liệu, liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức trong Ngành.
- Xây dựng khung chương trình và biên soạn giáo trình đào tạo cử nhân Bảo hiểm xã hội.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.
- Mở rộng hợp tác liên kết với các tổ chức, các nhà khoa học, các Giáo sư, Tiến sỹ có uy tín để phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực đào tạo bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Xây dựng cơ chế tài chính, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin và trang thiết bị
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển nguồn tài chính giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn tài chính đến năm 2030.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, trang thiết bị dạy học đáp ứng quy mô đào tạo đại học theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
a) Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp phòng, khoa
- Xây dựng, hoàn thiện và sửa đổi bổ sung hệ thống các văn bản quản lý, điều hành cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội trong từng giai đoạn.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trong từng giai đoạn; thực hiện quy hoạch, tạo nguồn cán bộ, đảm bảo mỗi đơn vị trực thuộc có đủ cấp trưởng và cấp phó theo cơ cấu được phê duyệt.
- Xây dựng, hoàn thiện các quy định về cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ quản lý, tiêu chuẩn giảng viên.
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; tổ chức đào tạo tại chỗ hoặc cử đi đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh.
- Thu hút nguồn nhân lực tốt nghiệp chuyên ngành Bảo hiểm, Tài chính - Kế toán, Luật, Công nghệ thông tin và các chuyên ngành liên quan có trình độ Thạc sỹ trở lên về làm việc và giảng dạy.
b) Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên
- Đối với giảng viên cơ hữu: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng đối với đội ngũ giảng viên; Có cơ chế thu hút, tuyển chọn cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng sư phạm; ưu tiên tuyển dụng những người có trình độ trên đại học đã qua giảng dạy; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên tại chỗ; Thực hiện chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên theo quy định của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đối với giảng viên thỉnh giảng: Mời các giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia có kinh nghiệm, có phương pháp giảng dạy ký hợp đồng thỉnh giảng; Đảm bảo điều kiện làm việc và cơ chế chính sách đãi ngộ cho giảng viên.
2. Giải pháp thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội cho các nhóm đối tượng.
- Mở rộng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội theo nhu cầu xã hội, thực hiện liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo.
- Điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt là bồi dưỡng kỹ năng quản lý, kỹ năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ.
- Điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo cử nhân Bảo hiểm xã hội để chuẩn bị nâng cấp Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội thành Học viện Bảo hiểm xã hội.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo cử nhân chuyên ngành Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế giai đoạn 2020 - 2030.
- Liên kết với một số cơ sở đào tạo trong nước đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội, mở rộng liên kết với nước ngoài.
3. Giải pháp liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Tăng cường phối hợp liên doanh, liên kết đào tạo trong và ngoài nước. Mở rộng hợp tác, liên kết và phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học, các giảng viên có uy tín. Đa dạng hoá loại hình hợp tác với các tổ chức quốc tế theo luật pháp Việt Nam trong đào tạo và chuyển giao công nghệ quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học; thành lập Hội đồng khoa học, Hội đồng biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; xây dựng các ngân hàng câu hỏi và Thư viện điện tử.
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đào tạo và giảng dạy; xây dựng phòng thực hành máy tính với các trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo. 4. Giải pháp phát triển nguồn tài chính
a) Tăng nguồn thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và dịch vụ hợp pháp khác
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật, góp phần cải thiện đời sống cho cán bộ giảng viên.
- Thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo với các trường đại học, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
- Thu từ dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
b) Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp và các nguồn kinh phí khác
- Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp, đào tạo có chất lượng theo yêu cầu của Ngành đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
- Khai thác cơ sở vật chất tại các cơ sở đào tạo tại miền Trung và miền Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tiết kiệm chi phí.
- Ký kết và thực hiện các hợp đồng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức sự kiện và dịch vụ tại các cơ sở của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.
5. Giải pháp tổ chức xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin và trang thiết bị
- Đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng trụ sở tại Hà Nội và cơ sở đào tạo tại Hà Tĩnh.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án: Đề án “Tổ chức quản lý hoạt động của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội tại Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh”.
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập theo hướng đồng bộ, hiện đại và thiết thực.
- Huy động các nguồn kinh phí khác để cải tạo, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng giai đoạn trình Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Lập phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
- Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của từng thời kỳ.
- Chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam để triển khai thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện của Đề án với Tổng Giám đốc.
2. Ban Tổ chức cán bộ
- Phối hợp với Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội triển khai thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Ngành trình Tổng Giám đốc phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội thực hiện các thủ tục nâng cấp Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội thành Học viện Bảo hiểm xã hội.
- Tham mưu giúp Tổng Giám đốc phân cấp công tác tổ chức cán bộ cho Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội phù hợp với tình hình thực tiễn.
3. Ban Kế hoạch - Tài chính
- Phối hợp với Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội thẩm định kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Căn cứ kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội đã được phê duyệt có kế hoạch cấp vốn và thực hiện giám sát việc sử dụng vốn.
- Cấp phát kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản đã được Tổng Giám đốc phê duyệt. 4. Ban Chi
- Xem xét, thẩm định phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội báo cáo Bộ Tài chính để xin ý kiến. Thực hiện các quy trình, trình Tổng Giám đốc ban hành Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội trong từng thời kỳ.
- Chủ trì, phối hợp với Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội xây dựng Quy chế tài chính của Trường.
- Chủ trì và phối hợp với Ban Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị liên quan phân bổ kinh phí, kiểm tra thanh quyết toán chi phí quản lý bộ máy và các khoản chi khác của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
5. Viện Khoa học bảo hiểm xã hội
Phối hợp với Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội triển khai nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành, hướng vào các vấn đề về khoa học quản lý, đào tạo đối với thực tiễn hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm xã hội.
6. Ban Quản lý dự án xây dựng trụ sở làm việc
Tổ chức xây dựng và bàn giao trụ sở làm việc của Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội đúng kế hoạch.
7. Các đơn vị có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội thực hiện kế hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng, Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
BHXH Việt Nam và NPS nâng tầm hợp tác phát triển